Cách nuôi gà đá

Gửi bởi VĂN 08/08/2016 0 Bình luận Cách nuôi gà đá,
Cách nuôi gà đá


Sau khi đã chọn được con gà ưng ý, đạt các tiêu chuẩn yêu cầu, điều tiếp theo sẽ là chăm sóc và huấn luyện nó trở thành 1 chiến kê thực thụ. Ở Phần này, tôi sẽ đi thật sâu sát, mỗi mục nhỏ sẽ phân tích kỹ, chỉ dẫn rõ ràng cho các bạn dễ áp dụng vào thực tế. Chính vì nội dung phải thật đầy đủ và chính xác nên có thể việc Update các mục mới sẽ lâu hơn trc đây, mong các bạn thông cảm.
Phần này cũng quan trọng ko kém Phần chọn Gà, cũng chiếm tỉ lệ 10% chiến thắng khi thi đấu.


I. Nuôi Gà khỏe:
Dường như 1 con gà sau khi mua về, 20% là chiến đấu liền hoặc 1-2 ngày sau đó, 70% là khoảng 7-10 ngày, còn lại là các lý do khác như: Gà bị chói nước, bị bệnh, Gà tới nhưng người chưa tới mới ko đá… Nhưng bảo đảm rằng 100% Gà đều bị vô “Chế Độ Đá” liền. Có người vừa đem về đến nhà là cho xổ liền với Gà nhà, ko thì xuống lông vô nghệ, chạy bội, vô mồi nhằm mục đích cho con Gà mau đầy pin, mau tới Gà. Nhưng tất cả đều là những điều làm cho con Gà của bạn kiệt sức (đối với Gà già), lõn lẽn (đối với gà tơ) hoặc hư Gà (đối với Gà độ). Sau đây, Ba Gà tôi sẽ hướng dẫn thứ tự các bước Nuôi Gà Khỏe trước khi vô Chế Độ Đá.
1)Xác định Chạng Gà:
Đa số chỉ vô tay thấy như cục sắt, cục thép là hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là Chạng Gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép Chạng Gà mà ko biết. Các đấu thủ Quyền Anh hay các VĐV Thể Hình vẫn thường xuyên ép cân nặng của mình nhằm đạt đc mục đích thi đấu thì Gà cũng có thể làm đc. tôi chỉ phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề xác định chính xác Chạng Gà chứ ko nói đến việc ép Chạng Gà là tốt hay xấu nhé, vì tùy mục đích thi đấu mà các bạn có thể tùy ý thực hiện.
a)Khi biết Chạng Gà Bố Mẹ:

“Chó giống cha, Gà giống mẹ”

X: Chạng Gà Bố
Y: Chạng Gà Mẹ
Z: Chạng Gà Con trung bình
Z1: Chạng Gà Con (Trống)
Z2: Chạng Gà Con (Mái)
Công thức tính Chạng Gà con : (Thanks A Q.Thanh ở Đồng Tháp đã chia sẻ công thức này)
Z = Y + Y(X-Y)/3000
Z1 = Z + (X-Z)/2
Z2 = Z - (Z-Y)/2
VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g.
Ngoài ra, còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà Gà ko thể đạt được Chạng tiêu chuẩn của nó.
b)Khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ:
Để xác định Chạng Gà khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ, bạn phải xác định được tuổi Gà. Trung bình, Gà phát triển đầy đủ thể chất hết vào khoảng tháng thứ 12-14. Ở độ tuổi này, Gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định Chạng Gà. Vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp:
TH1: Nếu Gà ốm, bạn phải tích cực vỗ béo Gà, nếu thực hiện đúng chế độ, Gà sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 3-5 ngày Gà dừng tăng cân thì lúc này, Gà đã đạt trọng lượng tối đa. Thời điểm này, Gà đã tròn 12 tháng.
Tiếp theo, cho Gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng Gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày Gà dừng giảm cân thì lúc này, Gà của bạn sẽ hết mỡ và có cân nặng = Chạng của nó.
TH2: Nếu Gà mập, bạn thực hiện chế độ giảm mỡ như trong TH1.
Lưu ý, trong khoảng thời gian xác định Chạng Gà, tuyệt đối nghiêm cấm xổ Gà.

***Cách xác định tuổi Gà khi ko nuôi từ trứng***

Vào khoảng tháng thứ 6-7 thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào thì Nhóm lông ngoài cùng là Nhóm lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là Nhóm lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai Nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai Nhóm lông trên được gọi là lông trục.
 

Hình 1: Lông trục

Mùa thay lông thứ 1 của gà khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, khi thay lông thì có thêm một lông mới nhỏ hơn mọc thêm gần lông trục gọi là lông tuổi, lông này có đầu tròn, nằm đè lên lông trục.
 

Hình 2: Lông tuổi

Bình luận

G

Bấm để gọi ngay